• Trang chủ
  • Về chương trình
  • Các bài giảng
    • Cơ hội và thách thức của phụ nữ thời CMCN 4.0
    • Giới thiệu về quảng cáo điện tử
    • Khoảnh khắc siêu nhỏ: tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi
    • Mẹo đo lường mức độ thành công trực tuyến
    • Lập chiến lược truyền thông trên mạng xã hội
    • Sử dụng dữ liệu để thúc đẩy tăng trưởng
    • Tạo hiện diện doanh nghiệp trên Google
    • Xây dựng một thương hiệu dễ nhớ
  • Đối Tác
  • Digital Bus
  • Digital Marketing
  • Tin tức
ĐĂNG KÝ
công cụ SEO

Google Search Console là một tập hợp các công cụ được cung cấp miễn phí bởi Google để giúp kiểm tra và theo dõi tình trạng “sức khoẻ” website. Công cụ này cung cấp cho bạn các báo cáo, dữ liệu để giúp bạn hiểu được làm thế nào các trang trên website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Nó còn cho bạn thấy người dùng tìm đến với website của bạn bằng từ khoá nào? Bao nhiêu click…. Những thông tin này giúp bạn cải thiện các bài viết cũ, xây dựng nội dung mới,… Tóm lại đây là một công cụ không thể thiếu bạn bạn đang là một blogger, đang quản trị dù chỉ 1 website. Cùng khám phá các tính năng của công cụ này nhé.

Performance

Đây là giao diện chính của gg search console giúp bạn nắm được các số liệu quan trọng như:

  • Total clicks: Lượt truy cập website qua tất cả các kênh marketing (social, organic search, reference,…)
  • Total impressions: Số lần hiển thị website khi người dùng tìm kiếm từ hoặc cụm từ khóa; chỉ số này không liên quan đến việc bạn có nằm ở trong top 100 hoặc người dùng có nhìn thấy website của bạn hay không.
  • Average CTR: Đây là tỷ lệ click trung bình dựa trên số lần người dùng truy cập vào website chia cho số lần hiển thị.
  • Average position: Vị trí trung bình dựa trên thứ hạng từ khóa của toàn bộ website.

Ngoài ra bạn còn có thể sắp xếp các số liệu này theo:

  • Từ khóa
  • Trang đích
  • Vị trí địa lý
  • Thiết bị truy cập

Dù không cung cấp số liệu cụ thể hoặc các kênh riêng biệt như Google Analytic; nhưng số liệu của Google Search Console vẫn giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về thứ hạng, traffic của toản bộ website. Từ đó đánh giá được sự phát triển cũng như phát hiện ra các vấn đề trên website khi có sự biến động về số liệu.

thứ hạng

Google Search Console có cái nhìn tổng quan về thứ hạng, traffic của toàn bộ website

URL Inspection

Nếu làm SEO đủ lâu bạn sẽ hiểu được rằng việc được Google cập nhật dữ liệu sớm là vô cùng quan trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng và lượng truy cập của website. Đặc biệt là các trang về tin tức, sự kiện.

Ngoài ra trong quá trình làm SEO, bạn sẽ phải cập nhật nội dung và đôi khi phải thay đổi cả cấu trúc URL; lúc này việc đợi chờ Google quay lại thu thập dữ liệu sẽ vô cùng mất thời gian. Công cụ URL Inspection này sẽ giúp cho bạn thông báo với Google rằng đây là những nội dung mới hoặc đã được cập nhật.

Coverage

Công cụ này giúp bạn xác định những nội dung đã được thu thập có vấn đề hay không:

  • Có bao nhiêu nội dung đã thu thập thành công
  • Quá trình lấy dữ liệu có bị lỗi hay không (Lỗi 404, 500,…)
  • Số lượng nội dung không được thu thập (Noindex)

Với những nội dung bị lỗi trong quá trình thu thập bạn cần tiến hành điều hướng nếu gặp lỗi 404; kiểm tra dữ liệu trên server nếu gặp lỗi 500; còn nếu không có vấn đề gì thì cần dùng URL Inspection để khai báo lại với Google.

Với nội dung không được thu thập (noindex) bạn cần chắc chắn rằng những nội dung quan trọng cần được xếp hạng không nằm trong số này. Nếu có hãy kiểm tra và khai báo lại với Google ngay lập tức.

coverage

Công cụ này giúp bạn xác định những nội dung đã được thu thập có vấn đề hay không

Sitemaps

Sơ đồ website giúp việc thu thập dữ liệu của Google được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn có thể tạo sitemap tự động bằng Yoast SEO hoặc sử dụng các công cụ khác để tiến hành tạo sitemap thủ công (Screaming Frog, xml sitemap,…). Chức năng Sitemaps của Google Search Console giúp bạn:

  • Theo dõi Sitemap có được Google đọc hay không?
  • Có lỗi nào trong quá trình Google đọc sitemap không?
  • Nội dung trong sitemap là gì?
  • Khai báo khi sitemap có sự thay đổi (cần thiết nếu tạo sitemap thủ công)

Bạn có thể kiểm tra sitemap của mình bằng cách kiểm tra link: domain.com/sitemap.xml

Mobile Usability

Đây là tính năng giúp bạn biết được liệu website của mình có “ổn” khi hiện thị trên điện thoại di động hay không. Hay nói cách khác là tính thân thiện với thiết bị di động. Đối với mỗi vấn đề được phát hiện; Google cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin để điểu chỉnh các lỗi này một cách dễ hiểu.

mobile usability

Tính năng giúp bạn biết được liệu website có “ổn” khi hiện thị trên điện thoại di động không

Sitelink Searchbox

Phần nội dung này sẽ hiện thị những từ khóa hoặc thông tin người dùng tìm kiếm trên trang của bạn thông qua chức năng “Search”. Công cụ này vô cùng hữu ích trong việc nghiên cứu hành vi người dùng. Từ những từ khóa tìm kiếm của khách hàng bạn sẽ biết cách để làm họ hài lòng hơn.

Ví dụ như đưa những nội dung được nhiều lượt tìm kiếm lên trang chủ; hoặc tạo ra những nội dung hữu ích giải đáp thắc mắc của khách hàng,…

Links

Đây có thể coi là tính năng quan trọng nhất trong Search Console; dù bạn có làm Off page SEO hay không. Không chỉ cung cấp về số lượng Link trỏ về từ các website khác (Back link), mà ngay cả số lượng link nội bộ (internal link) cũng được thống kê hết sức rõ ràng. Có 3 yếu tố quan trọng cần quan tâm trong phần này đó là:

  • Những trang nào đang nhận được nhiều internal link nhất?

Số lượng internal link cho Google biết mức độ quan trọng của các trang trong website, càng nhiều internal link thì URL đó càng quan trọng

  • Backlink đến từ những website nào?

Những website này có uy tín hay không? Có cung cấp nội dung độc hại hay không? Có liên quan đến nội dung website của bạn hay không?

  • Anchor text (từ khóa neo) được sử dụng là gì?

Dạng từ khóa để đi backlink là gì? có liên quan đến nội dung đang trỏ về hay không?

Links

Links là tính năng quan trọng nhất trong Search Console

Nếu chỉ được chọn 2 công cụ để tiến hành một dự án SEO thì chắc chắn đó phải là Google Search Console và Google Analytic. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia SEO trên thế giới đều có rất nhiều bài viết về hai công cụ này. Chúng cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng nhất cho người quản trị website để tiến hành tối ưu và duy trì sự ổn định của hệ thống. Nếu bạn muốn tùy chỉnh hành vi người dùng phức tạp không cần coder, bạn có thể cân nhắc sử dụng Google Tag Manager.

Tags: Google Search Console, Sitelink Searchbox, URL Inspection
Share Post
Hướng dẫn liên kết Google Sear...
phân tích dữ liệu
Chiêu marketing đỉnh cao của Wrigleys từ 110 năm trước, đang được áp dụng triệt để thời Covid-19: Càng khủng hoảng càng quảng cáo nhiều, nói thật nhanh và nói liên tục!
Chiêu marketing đỉnh cao của W...

Related posts

Cổ phiếu hàng không, tiêu dùng và bất động sản năm 2023

Trước những lao đao của thị trường chứng khoán trong năm 2022, liệu sang năm 2023 có khởi sắc gì không?  Đây có lẽ là...
mmo-0
Read more

MMO là gì? Cách giới trẻ tạo thu nhập khủng từ Make Money Online

2 năm vừa qua, thị trường việc làm đã  chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Nguồn thu nhập bị ảnh hưởng đã...
Top 5 kỹ năng
Read more

Top 5 kỹ năng của dân làm Digital Marketing

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin; nhiều ngành nghề đã ra đời và trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ....
Một Số Vị Trí Phổ Biến Trong Ngành Digital Marketing
Read more

Một Số Vị Trí Phổ Biến Trong Digital Marketing

Digital Marketing là một trong những ngành nghề tạo ra được nguồn thu ổn định và đòi hỏi một nguồn nhân lực cao. Mỗi vị...
kế hoạch Digital Marketing
Read more

5 bước lập kế hoạch Digital Marketing cơ bản

Digital Marketing mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng cho tất cả những doanh nghiệp trong thời đại số. Nhưng làm sao để triển...

Comments are closed

Chia sẻ

Đươc bảo trợ bởi

A Grow with Google PROGRAM

Bảo mật   Điều khoản điều kiện   Về Google   Các sản phẩm Google

Loading...