Thời điểm hiện tại các doanh nghiệp các có cái nhìn khác về Digital Marketing cũng như SEO. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững lâu dài cần đầu tư mạnh về SEO. Xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp và các cá nhân muốn phát triển thêm các kỹ năng về SEO, các đơn vị, trung tâm đào tạo SEO ra đời ngày càng nhiều dần làm thị trường bão hòa và khách hàng trở nên lúng túng khi chọn đơn vị để trau dồi kiến thức, kỹ năng bản thân hay đào tạo đội ngũ cho doanh nghiệp. Vietnamdigital.org muốn thông qua bài viết này gửi đến mọi người các thông tin đúng đắn nhất về SEO và cách để chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo SEO uy tín và thực chiến nhất.
Tại sao thị trường đào tạo SEO lại sôi động
SEO (Search Engine Optimization) là cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp thứ hạng từ khóa của Website lên Top cao trên công cụ tìm kiếm như Bing, Yahoo, Google… Việt Nam có tới 90% người dùng sử dụng Google để tìm hiểu các thông tin dẫn đến việc ở thị trường Việt chủ yếu là SEO Google.
Ưu điểm của SEO
Trong ngành Digital Marketing có rất nhiều phương án mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để phát triển. Tuy nhiên mỗi phương án sẽ có những đặc thù riêng thích hợp cho từng giai đoạn phát triển hay sản phẩm của doanh nghiệp. Dựa vào những ưu điểm vượt trội dưới đây nên SEO được nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh tay.
- Tối ưu SEO giúp tăng lượng người dùng truy cập từ đó hạn chế chi tiêu ở mức tối thiểu thay vì đầu tư thêm cho các chiến lược khác.
- Đầu tư vào SEO giúp doanh nghiệp có được sự “thân thiện” với các công cụ tìm kiếm giúp người dùng luôn tìm đến doanh nghiệp của bạn thay vì đơn vị khác mang lại lợi ích cho công ty của bạn về lâu dài.
- Người tiêu dùng đang có xu hướng chọn các kết quả tìm kiếm tự nhiên hơn là các kết quả tìm kiếm hiển thị bởi quảng cáo (gấp khoảng 8,5 lần).
- Chuyển đổi tốt hơn so với các công cụ quảng cáo trả phí nếu làm tốt.
Công việc của một nhân viên SEO là gì
Một chiến lược SEO là tổng hợp rất nhiều các phương án, các chiến lược khác nhau. Tùy vào cá nhân, tôt chức hay các agency khác nhau lại có những cách làm khác nhau tuy nhiên dưới đây là một số công việc cơ bản hàng ngày của một nhân viên SEO
- Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Đây là bước quan trọng nhất và là ưu tiên hàng đầu của chiến lược SEO. Một số công cụ sẽ hỗ trợ bạn trong công việc này tuy nhiên cần rất nhiều kinh nghiệm để có thể phân tích được đối thủ cạnh tranh và đưa ra các chiến lược phù hợp từ bộ từ khóa mà mình tìm được.
- Tối ưu Onpage: Các yếu tố onpage đang được công cụ tìm kiếm đánh giá rất cao. Việc onpage đòi hỏi phải tỉ mỉ, cẩn thận và thực hiện điều dặn duy trì.
- Tối ưu Offpage: Đây là yếu tố sau khi bạn đã Optimized Onpage chuẩn SEO, thì các công việc này diễn ra thường xuyên để đánh bại đối thủ bằng backlink chất lượng trên những site có chủ đề liên quan, site có nhiều Organic search, những được xem là Authority site, đến website chính để giúp nâng cao thứ hạng của mình.
Rất dễ nhận ra những công việc trên mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kinh nghiệm rất cao. Điều này dẫn đến rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo SEO ra đời. Tuy nhiên giữa rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo SEO bạn cần sáng suốt, suy xét kỹ để chọn được đơn vị tốt, uy tín, chất lượng giúp bạn thực sự làm được chiến dịch SEO chứ không phải là số “0” hoàn chỉnh sau khi nghe khóa học.
Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia một khóa đào tạo SEO
Không chỉ SEO mà các lĩnh vực khác cũng vậy, không phải tự nhiên bạn trở bên giỏi và chuyên nghiệp được. Công việc nào cũng đòi hỏi bản thân phải tra qua một giai đoạn học tập và rèn luyện để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng. Bước vào SEO ai cũng sẽ là “Zero”, không quá khó hiểu khi hàng tá các câu hỏi trước mắt: học như thế nào, học ở đâu, cần học gì, hay các thuật ngữ cơ bản nhưng rất khó hiểu với người mới bắt đầu như Sitemap là gì, Robot.txt là gì, PageRank là gì, Backlink là gì…
Kỹ năng thiết kế và quản trị website.
Điều này không có nghĩa rằng bạn phải biết về thiết kế website thì mới làm SEO được. Nhiều người chưa biết thường nghĩ rằng mình phải trang bị những kiến thức về lập trình và thiết kế web trước khi học SEO. Có rất nhiều các đơn vị cung cấp các dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO như Daisywebs, Ultrawp,… Vì lẽ đó trên thực tế bạn chỉ cần biết một chút về html và css để có thể biết được các thành phần và cấu trúc trong một website là bạn có thể làm tốt
Bổ sung kiến thức marketing.
Bản chất của SEO vẫn là làm marketing, trong trường hợp này thì SEO thuộc về Digital Marketing. SEO là một công cụ trong Marketing giúp bạn quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp mình trên internet. Nếu bạn định hướng bắt đầu với SEO thì cũng nên trau dồi thêm các kiến thức về Google adwords, Quảng Cáo qua Banner, Facebook Ads, Tiếp thị lan truyền… Các kiến thức liên quan sẽ giúp bạn thực hiện các công việc dễ dàng hơn.
Cần biết kiến thức về kinh doanh.
Mục đích cuối cùng của việc thực hiện SEO cũng là để bán được hàng và có doanh thu. Nếu không hiểu gì về kinh doanh thì bạn chỉ là một người giỏi kỹ thuật. Bạn cần phải có tư duy kinh doanh và dùng SEO là công cụ giúp cho bạn đạt được mục đích kinh doanh. Mọi quyết định đều nên lấy kinh doanh làm gốc. Có rất nhiều website bạn không tìm được trên Google nhưng thực tế họ đang kinh doanh rất tốt.
Chuẩn bị thái độ khi làm SEO.
Không chỉ đối với ngành SEO mà đối với tất cả các ngành khác thái độ đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn rất dễ tiếp thu và thực hành tốt nếu chuẩn bị được những tâm thái sau:
Cần phải nhẫn nại, kiên trì và bền bỉ.
Nhẫn nại, kiên trì và bền bỉ là những đức tính cần thiết để dẫn đến thành công trong hầu hết các lĩnh vực và trong SEO cũng không ngoại lệ. SEO là một định hướng lâu dài và là tổng hợp của rất nhiều các phương án được thực hiện. Kết quả của SEO là bền vững nhưng nó sẽ dần biểu hiện sau một thời gian dài thực hiện các phương án nên nó không dành cho những ai nhanh bỏ cuộc hay đầu hàng sớm trước khi gặt hái được kết quả
Biết khiêm tốn và luôn học hỏi.
SEO nằm trong Digital Marketing, làm việc với internet hay nói cụ thể hơn là đang làm việc với công cụ tìm kiếm- Google. Việc học hỏi không ngừng là cập nhật các kiến thức từ môi trường, đồng nghiệp và cũng là cập nhật những thay đổi, thuật toán tìm kiếm từ chính các công cụ này điển hình là Google.
Các yếu tố giúp lựa chọn đơn vị đào tạo SEO uy tín
Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đã nhận ra được vai trò và tầm quan trọng của Digital Marketing nói chung và SEO nói riêng. Việc thực hiện chiến lược SEO ngoài việc thuê các Agency bên ngoài, doanh nghiệp có thể đào tạo đội ngũ của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu thuê đơn vị thứ 3 thì doanh nghiệp cũng cần nhân sự am hiểu để theo dõi và đánh giá hiệu quả các công việc về SEO. Bên cạnh đó các cá nhân bao gồm cả các ông chủ, bà chủ muốn vào ngành này tạo nên nhu cầu khổng lồ tạo nên một thị trường “béo bở” cho các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo SEO. Vậy giữa một “rừng” các đơn vị cung cấp dịch vụ nên chọn đơn vị nào? Vietnamdigital.org sẽ không trả lời mà chỉ các bạn cách tìm câu trả lời.
Tự đặt những câu hỏi liên quan đến đào tạo SEO
Bạn nên tự đặt ra cho mình những câu hỏi bản thân mình quan tâm tới ngành này và tự tìm kiếm các kết quả để có cái nhìn chung nhất về các đơn vị cung cấp dịch vụ. Thông qua đó bạn sẽ chủ động hơn về những thông tin và cũng định hướng được các mục tiêu mà mình muốn đạt được sau khóa đào tạo SEO
- Khoá đào tạo đó có giáo trình bài bản, chuyên sâu về SEO không?
- Giảng viên đó có thực lực và tâm huyết hay không?
- Có các kênh tư vấn học viên trước và sau khóa học không?
Chương trình đào tạo SEO có thực sự chuẩn
Một đơn vị đào tạo SEO chuyên nghiệp luôn có các giáo trình giúp học viên dễ hình dung trong quá trình giảng dạy và thực hành. Quy trình SEO có thực sự đang cập nhật theo thị trường. Giảng viên giảng dạy liệu có đang có “tiếng nói” trong ngành này. Các dự án thành công và từ những dự án đó họ có thể chia sẽ với bạn những gì. Một qui trình học tiêu biểu về một số mảng nhỏ trong SEO được Vietnamdigital.org tổng hợp được:
Chương …: Tổng quan SEO & Digital Marketing
- Vai trò của SEO trong tổng quan Digital Marketing.
- Giới thiệu về Inbound Marketing.
- MindMaps về SEO.
- Tổng quan về khóa SEO.
- Một chiến dịch SEO hiệu quả sẽ như thế nào?
- Những lưu ý khi học để trở nên hiệu quả.
Chương …: Content – tất cả những điều bạn cần biết
- Định nghĩa Keywords (từ khóa), Modifier Keywords (từ khóa bổ trợ) & Topic.
- Những sai lầm tai hại của hơn 80% SEO-ers khiến không thể lên top được.
- 9 Loại Intent cụ thể của Content trên SERPs.
- Demo phân tích Intent của Topic.
- Các tiêu chuẩn của Content bạn cần phải nắm.
- Quy trình tạo lập Content tổng quan & Outline mẫu.
- Kiến thức tham khảo thêm.
- Lưu ý khác về vấn đề triển khai Content & khi viết.
- Content Experience: Triển khai về bộ từ khóa
- Content & Lưu ý mẫu.
- Chiến lược content SEO cho các Dịch vụ/ Sản phẩm/ Category
Chương …: Nghiên cứu từ khóa
- Hướng dẫn nhóm từ khóa (keyword) và tìm các từ khóa còn lại trong Topic.
- Tìm các Keyword Content tại List từ khóa tổng.
- Nghiên cứu từ khóa: Expanded List Post.
- Nghiên cứu từ khóa: Cluster Content bổ trợ (các cách khác).
- Triển khai Easy Win Content.
- Ưu tiên thứ tự từ khóa triển khai trên website.
Thông qua bài viết này, Vietnamdigital.org tổng hợp một số kiến thức căn bản về SEO, một số định hướng giúp mọi người chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo SEO tốt, chất lượng, đảm bảo làm được việc ngay sau khi đào tạo. SEO là cả một chân trời rộng lớn, việc học các khóa học đào tạo SEO chỉ là bước khởi đầu của bạn với ngành này. Bạn cũng đừng quá lo lắng khi nghĩ rằng quá muộn khi bước vào ngành này vì thậm chí ngay cả thời Covid thì đầu tư SEO- còn được xem là bước đi thông minh của doanh nghiệp trong mùa dịch điều này cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp ở Việt Nam là rất lớn.